NHỮNG " LỖ HỔNG " KIẾN THỨC MÙA CÔ VY

Nỗi lo về những lỗ hổng kiến thức của cả một thế hệ đang ngày một hiện thực hơn, trước cơn đại dịch kéo dài và phức tạp.

Còn đó những nỗi lo...

Trong 2 năm qua, từ khi đại dịch covid-19 hoành hành các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội đều bị khủng hoảng và ngưng trệ. Đặc biệt, trong giáo dục những buổi học trực tiếp trên lớp được thay thế bằng trực tuyến. Các giáo trình học cũng buộc phải thay đổi để phù hợp hơn với thời cuộc, tuy nhiên “học trực tiếp chưa ăn ai” học trực tuyến có thể hiệu quả?

Đó là câu hỏi trăn trở không chỉ của các bậc phụ huynh, còn là nỗi lo từ thầy cô giáo. Không chỉ phải tiếp cận “bất đắc dĩ” với hình thức dạy học chưa từng được sử dụng trước đây, còn phải đối mặt với những thách thức về phương thức truyền đạt, lựa chọn giáo trình phù hợp, quản lý học sinh,... và còn đặc biệt khó khăn hơn đối với các giáo viên lớn tuổi.

Hiện nay, phương thức dạy học trực tuyến được xem là biện pháp tạm thời tối ưu nhất trong giai đoạn dịch hoành hành. Thực tế, biện pháp này chỉ phù hợp với vùng thành thị hay nông thôn, còn các khu vực miền núi, vùng sâu đang đứng trước lỗ hổng kiến thức lớn đối với các em học sinh. Việc đến trường bị gián đoạn, trong khi hình thức học trực tuyến lại không đủ điều kiện (cơ sở vật chất, internet). Những kiến thức còn dang dở bị ngắt quãng trong thời gian dài sẽ tạo ra lỗ hổng cho cả một thế hệ.

Khát vọng đến trường chưa bao giờ mãnh liệt hơn thế?

Trước đây, các em học sinh luôn có những chiêu trò để được nghỉ học ở nhà, những buổi trốn học đi chơi, la cà,... Thế nhưng, thời thế đổi thay giờ đây các em lại mong mỏi từng ngày để được đến trường.

Không chỉ học chính khóa, các lớp học thêm cũng từng trở thành “ác mộng” của nhiều đứa trẻ với thời khóa biểu dày đặc mỗi ngày. Tuy nhiên, giãn cách xã hội đã khiến cho việc đến các lớp học trở nên xa xỉ và các em bắt đầu mong mỏi được đi học trở lại thay vì học qua màn hình máy tính.

Còn đối với các bậc phục huynh, trước những lo ngại lỗ hổng kiến thức nhưng cũng song song với sức khỏe con trẻ làm già tăng tâm lý phân vân, bối rối và không biết phải lựa chọn nào tốt nhất. Đặc biệt hơn với các gia đình có con em chuẩn bị bước vào lớp 1. Các em bước vào giai đoạn chuyển cấp bắt đầu tiếp nhận kiến thức, còn ở độ tuổi quá nhỏ để có thể ngồi học qua màn hình trực tuyến. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với phụ huynh, còn là sự trăn trở của các thầy cô giáo.  Từ khi nào khát vọng đến trường lại lớn lao và xa xỉ hơn lúc này?

Ý kiến bạn đọc